Sau khi nộp đơn đăng ký bảo hộ,
quy trình xử lý đơn đăng ký độc quyền thương hiệu sẽ được cục Sở hữu trí tuệ sẽ xử lý đơn theo một trình tự, thủ tục nhất định, bao gồm: tiếp nhận đơn, thẩm định hình thức, công bố đơn, thẩm định nội dung, từ chối cấp bằng hoặc cấp bằng. Ngoài ra, còn một số thủ tục không bắt buộc mà phụ thuộc vào người nộp đơn như đưa ra ý kiến về đơn đăng ký, sửa đổi, bổ sung, tách đơn.
Hôm nay, ACF sẽ thông tin rõ hơn về từng thủ tục của quá trình Cục Sở hữu trí tuệ xử lý đơn đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu như dưới đây:
1. Tiếp nhận đơn đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu (đơn đăng ký nhãn hiệu)
Điều 108 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về
thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền thì việc tiếp nhận đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu và cách xác định ngày nộp đơn như sau:
Thứ nhất, đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu chỉ được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp (Cục Sở hữu trí tuệ) tiếp nhận nếu có ít nhất các thông tin và tài liệu sau đây:
- Tờ khai đăng ký bảo hộ thương hiệu trong đó có đủ thông tin để xác định người nộp đơn và mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn.
Thứ hai, ngày nộp đơn được xác định là ngày đơn được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận.
2. Thủ tục thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu
Thủ tục thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu được quy định tại Điều 109 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
Thứ nhất, đơn đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn.
Thứ hai, đơn đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu bị coi là không hợp lệ trong các trường hợp sau đây:
- Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức;
- Đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được bảo hộ;
- Người nộp đơn không có quyền đăng ký, kể cả trường hợp quyền đăng ký cùng thuộc nhiều tổ chức, cá nhân nhưng một hoặc một số người trong số đó không đồng ý thực hiện việc nộp đơn;
- Đơn được nộp trái với quy định về cách thức nộp đơn quy định tại Điều 89 của Luật Sở hữu trí tuệ;
- Người nộp đơn không nộp phí và lệ phí.
Thứ ba, đối với đơn đăng ký bảo hộ độc quyền
thương hiệu thuộc các trường hợp không hợp lệ như nêu trên, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục sau đây:
- Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó phải nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối;
- Thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối;
- Thực hiện thủ tục chấp nhận hợp lệ nếu người nộp đơn sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ.
Thứ tư, đối với đơn đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu không thuộc không hợp lệ hoặc bị từ chối hợp lệ nhưng đã phúc đáp hợp lý thì Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Thứ năm, đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối hợp lệ hình thức bị coi là không được nộp, trừ trường hợp đơn được dùng làm căn cứ để yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
3. Thủ tục công bố đơn đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 110 Luật Sở hữu trí tuệ thì đơn đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu đã được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn hai tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.
4. Thủ tục để người thứ ba đưa ra ý kiến về việc cấp văn bằng bảo hộ
Điều 112 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về ý kiến của người thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ như sau:
Kể từ ngày đơn đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Ý kiến phải được lập thành văn bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh.
Ví dụ: Người thứ ba là Công ty A thấy thương hiệu đang được Công ty B nộp đơn đăng ký độc quyền giống với thương hiệu của mình thì Công ty A có thể đưa ra ý kiến bằng văn bản và gửi đến Cục Sở hữu trí tuệ xem xét.
5.Thủ tục thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu
Điểm b Khoản 1 Điều 114 Luật Sở hữu trí tuệ quy định đơn đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng sau khi đã được công nhận là hợp lệ.
6.Thủ tục sửa đổi, bổ sung, tách đơn đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu
Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có các quyền sau đây:
- Sửa đổi, bổ sung đơn;
- Tách đơn;
- Yêu cầu ghi nhận thay đổi về tên, địa chỉ của người nộp đơn;
- Yêu cầu ghi nhận thay đổi người nộp đơn do chuyển nhượng đơn theo hợp đồng, do thừa kế, kế thừa hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
Người yêu cầu thực hiện các thủ tục nêu trên phải nộp phí và lệ phí. Ngoài ra, việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu không được mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ hoặc nêu trong đơn và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng yêu cầu đăng ký nêu trong đơn, đồng thời phải bảo đảm tính thống nhất của đơn.
Trong trường hợp tách đơn thì ngày nộp đơn của đơn được tách được xác định là ngày nộp đơn của đơn ban đầu.
7. Thủ tục từ chối cấp văn bằng bảo hộ độc quyền thương hiệu (Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu)
Theo quy định tại Điều 117 Luật Sở hữu trí tuệ thì đơn đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau đây:
- Có cơ sở để khẳng định rằng thương hiệu nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ;
- Đơn đăng ký thương hiệu đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thuộc;
- Đơn đăng ký thương hiệu được nộp cùng lúc với một hoặc nhiều đơn khác có cùng thương hiệu tương tự và được nộp cùng một ngày mà không được sự thống nhất của tất cả những người nộp đơn rằng ai là người được cấp bằng.
Nếu đơn đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu thuộc các trường hợp bị từ chối cấp bằng như nêu trên thì Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục sau đây:
- Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, trong đó phải nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn có ý kiến phản đối dự định từ chối;
- Thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu người nộp đơn không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng dự định từ chối;
- Cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp nếu người nộp đơn có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối.
- Trong trường hợp có phản đối về dự định cấp văn bằng bảo hộ, đơn đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu tương ứng được thẩm định lại về những vấn đề bị phản đối.
8.Thủ tục cấp văn bằng bảo hộ, đăng bạ
Theo quy định tại Điều 118 Luật Sở hữu trí tuệ thì đơn đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu không thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ và người nộp đơn nộp lệ phí thì Cục Sở hữu trí tuệ quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
9.Thời hạn xử lý đơn đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu
Thời hạn xử lý đơn đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu được quy định tại Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ, ACF gởi đến các bạn thời hạn xử lý đơn, cụ thể như sau:
- Đơn đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu được thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn.
- Đơn đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu được thẩm định nội dung trong thời hạn không quá chín tháng, kể từ ngày công bố đơn;
- Thời hạn thẩm định lại đơn đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu bằng hai phần ba thời hạn thẩm định lần đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không vượt quá thời hạn thẩm định lần đầu.
- Thời gian để người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn không được tính vào các thời hạn; thời hạn xử lý yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn không vượt quá một phần ba thời gian thẩm định tương ứng.
Trên đây là thông tin về các thủ tục xử lý đơn đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ được quy định trong pháp luật hiện hành.
Khi Quý Khách hàng nộp đơn đơn đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu thông qua
dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của ACF, chúng tôi chịu trách nhiệm theo dõi từng thủ tục nêu trên và đưa ra tư vấn nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất cho Quý khách trong từng trường hợp cụ thể.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ
0964 20 23 24 để được giải đáp.